
Cũng giống như dân tộc Kinh ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán cũng là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Hoa ở Sài Gòn nói chung và tất cả người Hoa trên cả nước nói riêng. Trong dịp này, ngoài những món ăn quen thuộc thường thấy trong mâm cơm thì ta còn hay bắt gặp nhiều món bánh đặc trưng mà người Hoa thường dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính.
Mời hãy bạn cùng Ngọc Toàn Phát Bakery khám phá các loại bánh Tết của người Hoa để hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo này nhé.

Mục lục
1. Ý nghĩa bánh Tết đối với người Hoa
Đất nước Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em và mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa và truyền thống riêng cực kỳ độc đáo. Vào mỗi dịp tết đến xuân về, nếu người Kinh có bánh chưng, bánh dày là món bánh truyền thống và hay dùng để dâng lên ông bà tổ tiên thì người Hoa cũng có phong tục tương tự. Họ cũng dùng những món bánh cổ truyền của người họ để dân lên bàn thờ thể hiện sự tôn kính.
Các loại bánh Tết truyền thống của người Hoa thường rất đa dạng và phong phú, mỗi loại đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Nhưng tựu chung lại, chúng đều được xem là biểu tượng của sự hiếu thảo, sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với các đấng sinh thành. Vì thế, đã từ rất lâu bánh Tết của người Hoa đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết đối với họ. Nó đã gắn liền trong văn hóa và trở thành nét đẹp truyền thống được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

2. Một số bánh Tết của người Hoa hương vị thơm ngon
Dưới đây là một số loại bánh Tết của người Hoa đặc trưng dễ dàng bắt gặp nhất trong mâm cỗ người Hoa. Mời bạn cùng tham khảo để có thể hiểu chi tiết hơn nhé:
2.1. Bánh đường
Có thể nói bánh đường là một trong những loại bánh Tết của người Hoa được ưa chuộng nhiều nhất vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Bởi vì ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng được bày bán ở bất cứ đâu trong các khu phố người Hoa. Loại bánh này được làm từ những khối đường ngọt sau đó nặng thành nhiều hình thù như đào tiên, hoa sen, rồng,… cùng nhiều màu sắc bắt mắt.

Theo quan niệm của người Hoa nói riêng và người phương Đông nói chung thì hình ảnh rồng tượng trưng cho sự cao quý, linh thiêng, mang lại nhiều vận tốt. Còn những quả đào tiên tượng trưng cho chữ thọ trong văn hóa người Hoa, tức là cầu mong cho gia chủ được sống trăm tuổi. Chính vì thế những hình thù này thường xuyên được lựa chọn để tạo hình cho món bánh đường truyền thống với mong muốn bước qua năm mới, gia chủ sẽ nhận được thật nhiều may mắn, hồng phước đầy nhà.
Ngoài phong phú về hình dạng và màu sắc thì các loại bánh đường này cũng có rất nhiều hình dạng để đáp ứng được mục đích cũng như vị trí thờ cúng của người mua. Ngoài ra, vì được làm ra chủ yếu để thờ cúng nên các loại bánh đường này có thể bảo quản được trong một thời gian khá dài. Bạn có thể để chúng ở nhiệt độ phòng từ nửa tháng đến một năm mà không cần phải lo chúng bị hư hỏng.
2.2. Bánh tài lộc
Bánh tài lộc hay còn được gọi với cái tên khác đó là bánh trái lựu bởi chúng có hình thù rất giống trái lựu. Đây cũng là món bánh Tết của người Hoa rất phổ biến, nhất là khu người Hoa tại chợ Lớn. Món bánh này có phần vỏ bánh được làm từ bột mì và đường mạch nha, phần nhân bánh được làm từ cốm nếp kết hợp cùng đậu phộng rang và đường thẻ.

Dưới sự tài hoa và khéo léo của người thợ, những khối bột được nhào nặn thành những hình tròn, bên trên được tạo hình thành những cuốn lựu đỏ tươi đẹp mắt. Bên ngoài của bánh được phủ một lớp mè rang thơm lừng, sau đó bánh được cho vào chiên ở nhiệt độ cao cho đến khi chúng cứng lại.
Ngoài ra loại bánh này được người Hoa ở những vùng khác gọi với cái tên là “kim đại” trong tiếng Hoa. Nó mang hàm ý là túi đựng vàng, vì thế loại bánh này thường được cúng vào đêm giao thừa với mục đích cầu tài lộc và may mắn trong năm mới.
2.3. Bánh phát tài
Một loại bánh Tết của người Hoa khác mà ta không thể không nhắc đến đó là bánh phát tài hay bánh cao phát (theo phiên âm của tiếng Hoa). Để làm ra món bánh này, người ta sử dụng bột gạo lên men, sau đó đem nướng hoặc hấp cho đến khi bánh xòe thành bốn cánh như bông hoa là hoàn tất.

Sở dĩ loại bánh này có tên là phát tài bởi vì hiện tượng nở ra của bánh được phát âm với từ “phất lên” trong tiếng Hoa nên nó được xem là biểu tượng cho sự giàu sang, sung túc. Cũng vì lẽ đó, loại bánh này được rất nhiều gia đình người Hoa lựa chọn cúng đêm giao thừa để cầu mong của cải và thịnh vượng.
2.4. Bánh tổ
Bánh tổ được làm từ bột nếp mịn trộn chung với đường mật, bên trên mặt bánh phủ một lớp mè rang rồi đem đi hấp chín. Loại bánh này được lựa chọn để thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên của người Hoa để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với đấng sinh thành. Loại bánh này thường để được rất lâu nên khi thờ cúng không cần lo vấn đề hư hỏng.

Theo tiếng Hoa thì từ “tổ” có nghĩa là dính. Vì thế người Hoa thường ăn loại bánh này vào mỗi dịp Tết cổ truyền với mong muốn tất cả các thành viên trong gia đình đều gắn kết, hòa thuận. Do đó, món này được xem là món nhất định phải có trong danh mục các loại bánh Tết của người Hoa.
Văn hóa truyền thống là các nét đẹp đáng quý nên nhất định phải được gìn giữ và phát huy dù là ở bất cứ dân tộc nào, thế hệ nào. Chính vì thế dù đã định cư ở Việt Nam nhưng những món bánh Tết của người Hoa vẫn được duy trì và truyền lại từ đời này đến đời khác nhằm bảo tồn nét văn hóa truyền thống đã tồn tại lâu đời. Hy vọng bài viết này của Ngọc Toàn Phát Bakery có thể mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn, nhất là những người Hoa đang sống tại Việt Nam hay những người có niềm đam mê với văn hóa của người Hoa.